Nhiều xe Mercedes dính lỗi liên quan tới chức năng cuộc gọi khẩn cấp.
Theo hãng Mercedes-Benz, lỗi này có thể xảy ra khi khởi động xe. Sẽ có một dòng cảnh báo trên màn hình về việc này hoặc nặng hơn, chiếc xe có thể bị mất quyền truy cập vào các dịch vụ kết nối của ứng dụng “Mercedes Me”. Nguyên nhân do một lỗi phần mềm trong bộ điều khiển đã khiến cho mô-đun giao tiếp có thể bị mất các chức năng vốn có.
Hãng xe Đức đã phát hiện ra lỗi này từ tháng 5/2021 và khắc phục ngay trên dòng S-Class và EQS. Còn những chiếc xe sản xuất từ khoảng thời gian này trở về trước sẽ buộc phải cập nhật phần mềm.
Theo đó, các xe được trang bị dịch vụ “Mercedes me” sẽ nhận được bản cập nhật liên tục để khắc phục sự cố. Còn Những chiếc xe không có đăng ký “Mercedes me” sẽ phải được đưa đến đại lý của Mercedes-Benz, nơi phần mềm mới sẽ được cài đặt.
Trước đó, vào tháng 12/2021, khoảng 227 chiếc Mercedes-Benz EQS và S-Class sản xuất trong thời gian từ ngày 8/12/2020 đến 13/10/2021 cũng bị triệu hồi để khắc phục một lỗi nhỏ là hệ thống thông tin - giải trí MBUX hiển thị lên màn hình cảm ứng cỡ lớn bị lỗi phần mềm khiến tài xế có thể bật các nội dung số như TV hay sách hướng dẫn sử dụng thông qua tài khoản Mercedes Me khi đang lái xe.
Nguyễn Hoàng(theo Carscoops)
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hãng Hyundai sẽ triệu hồi tổng cộng 26.413 xe thuộc các dòng SantaFe, Elantra và Sonata sản xuất năm 2020 và 2021 vì kính chắn gió trên các dòng xe này được gắn không đúng cách và có thể bị rụng ra nếu gặp va chạm.
" alt=""/>Hơn 1.200 xe sang MercedesChiếc MG HS 2.0 Trophy bị lỗi radar phía sau
Trước đó như Báo Giao thông đã đăng tải, một khách hàng (xin được giấu tên) và anh T.S đang sử dụng MG HS 2.0 Trophy đã phản ánh về việc xe báo lỗi radar (cảm biến) phía sau.
Về lỗi của xe, khách hàng chia sẻ được MG Việt Nam thông báo, xe gặp lỗi liên quan đến phần cứng nằm đằng sau 2 cục radar, không tương thích bước sóng ngắn tại Việt Nam. “Họ xác nhận không chỉ riêng xe của tôi bị lỗi mà còn một số xe demo (lái thử) cũng bị. Họ cũng sẽ đặt hàng nhà máy sản xuất radar mới, khi hàng về sẽ liên hệ để ưu tiên lắp cho xe tôi”, khách hàng cho biết.
Chiếc MG HS 2.0 Trophy của anh T.S bị lỗi tương tự
Tuy nhiên, theo cả 2 khách hàng phản ánh tới Báo Giao thông, họ đều đã được hãng hẹn thời gian đến thay thế cảm biến khác. Trong đó mới nhất, một khách hàng mua MG HS 2.0 Trophy tại đại lý MG Lê Văn Lương đã được thay thế cảm biến mới vào ngày 27/7.
Với khách hàng đã được thay cảm biến mới, theo biên bản họp giữa khách hàng, đại lý và MG Việt Nam ngày 27/7, sau khi lắp đặt xong phụ tùng mới, khách hàng sẽ sử dụng và vận hành xe và xác nhận lại tình trạng xe sau khi đã vận hành (dự kiến 2 – 3 ngày). Sau đó, MG Lê Văn Lương (MLVL) sẽ quyết định về phương án hỗ trợ thiện chí theo yêu cầu cảu khách hàng. Nhưng hiện tại, Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ nên việc vận hành xe sẽ khó khả thi trong khoảng thời gian này, theo chia sẻ của khách hàng.
Thông báo lỗi xuất hiện trên đồng hồ
Bên cạnh lỗi xe, điều mà khách hàng phản ánh là chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Theo khách hàng (xin được giấu tên), quy trình tác nghiệp, cách chăm sóc khách hàng của MG Lê Văn Lương không tốt. Kỹ thuật viên chưa làm tròn trách nhiệm để xử lý lỗi của khách hàng, làm cho khách hàng mất nhiều thời gian đi lại và gây bức xúc khi phải sử dụng sản phẩm lỗi.
Còn anh T.S Anh T.S chia sẻ trước đây thấy khâu dịch vụ của MG cũng ổn, nhưng càng ngày càng thấy không được: “Từ lúc mua xe, hãng có 2 lần gọi mình để hỏi trải nghiệm từ lúc mua xe. Mình cũng có báo họ các lỗi và mong muốn nghe lời giải thích của hãng mà họ chỉ trả lời “ghi nhận và chuyển cho bộ phận quản lý” nhưng sau cũng chẳng thấy đâu. Khâu chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt.
Đến khi xe mình mang tới hãng kiểm tra lỗi không ra, mình cảm thấy hơi bực mình và cảm thấy chất lượng dịch vụ kỹ thuật không được tốt. Nếu là một hãng mới thì có thể thông cảm. Nhưng Tan Chong trước cũng đã từng sản xuất và phân phối xe Nissan ở Việt Nam trong nhiều năm”.
Theo danh sách của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đăng tải ngày 2/4/2021, đối với xe con nhãn hiệu MG mới chỉ có 2 cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng được cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 116 là Công ty Cổ Phần Thương mại KYLIN - GX668 (địa chỉ Số 68 Phạm Văn Đồng Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Hải Phòng) và Công ty TNHH TC Services Việt Nam (địa chỉ Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Đến thời điểm hiện tại, MG Việt Nam chưa có bất kỳ động thái nào lên tiếng chính thức về vấn đề này. PV sẽ liên hệ với MG Việt Nam và tiếp tục thông tin về vụ việc.
Theo Báo Giao thông
Bạn đang cần tư vấn về các sự cố liên quan đến xe hơi? Hãy chia sẻ bài viết, câu hỏi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vẻ ngoài hào nhoáng, nhiều trang bị và giá bán rẻ hơn hẳn so với các đối thủ nhưng các mẫu xe Trung Quốc lại không được người Việt ưa chuộng.
" alt=""/>Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ yêu cầu MG báo cáo về hàng loạt xe bị lỗiĐộc giả Xuân Tình cho rằng: "Xe mới vẫn phải đi đăng kiểm như hiện nay thì với khoảng 300-400 nghìn xe mới được bán ra mỗi năm, chúng ta tốn kém cả trăm tỷ đồng, chưa kể mất thời gian, công sức của hàng trăm nghìn người".
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Minh Tùng đặt câu hỏi: "Xe mới xuất xưởng hoặc mới nhập khẩu về, các hãng phải chịu trách nhiệm về chất lượng, thế nhưng chủ xe vẫn phải mất tiền đi đăng kiểm mà không hiểu kiểm tra để làm gì nữa? Điều này có ‘thừa’ và gây lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân và doanh nghiệp không?".
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03S (đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, việc kiểm định lần đầu đối với các phương tiện mới bắt đầu đưa vào sử dụng có 2 mục đích.
Thứ nhất,đây là thủ tục cần thiết để lập hồ sơ phương tiện (giống như giấy khai sinh của phương tiện). Việc này nhằm quản lý, theo dõi kỹ thuật phương tiện trong suốt quá trình sử dụng.
Thứ hai, đó là kiểm soát kỹ thuật đối với các phương tiện lỗi (nếu có).
“Không một nhà sản xuất nào dám khẳng định 100% sản phẩm họ sản xuất ra không có lỗi, vì vậy việc kiểm định kỹ thuật ban đầu nhằm sàng lọc các phương tiện có lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất lắp ráp trước khi đưa ra sử dụng", ông Hải phân tích.
![]() |
Chu kỳ kiểm định hiện hành đối với các phương tiện ô tô. |
Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03S cũng cho biết, trong quá trình đăng kiểm trên thực tế chưa phát hiện ra trường hợp phương tiện mới nào có lỗi. Thế nhưng, đây là công việc cần thiết bởi không ai dám khẳng định trong tương lai không có.
Về chu kỳ đăng kiểm cho xe mới, ông Nguyễn Minh Hải cho rằng, thời gian giữa các kỳ kiểm định đối các phương tiện mới đưa vào sử dụng như hiện nay là phù hợp.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước đã tiếp nhận khoảng 1,8 triệu lượt ô tô đăng kiểm định kỳ. Trong đó, có hơn 171.000 xe (chiếm khoảng 9,4%) không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, buộc phải sửa chữa, điều chỉnh và trước khi đăng kiểm lại." alt=""/>Vì sao ô tô mới 100% vẫn phải đưa đi kiểm định chất lượng?